Tính Thanh Khoản Là Gì? Thông Tin Chi Tiết Về Tính Thanh Khoản

Dù được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực tài chính nhưng nhiều người vẫn chưa biết tính thanh khoản là gì? Nó có ý nghĩa gì hoặc phân loại ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ này.

Tính Thanh Khoản Là Gì?

Tính thanh khoản là một trong những chỉ tiêu mà nhà đầu tư ưa chuộng khi chọn danh mục đầu tư. Tài sản có tính thanh khoản cao sẽ được ưu tiên lựa chọn hơn tài sản có thanh khoản thấp.

Ý Nghĩa Của Tính Thanh Khoản

Tính thanh khoản không chỉ thể hiện sự an toàn, linh hoạt, có khả năng chuyển đổi thị trường, tài sản. Ngoài ra nó còn có ý nghĩa như:

  • Các tài sản có tính thanh khoản cao là những loại tài sản mà giá trị ít bị thay đổi dù thị trường có biến đổi.
  • Tính thanh khoản càng cao hơn nếu như thị trường hoạt động sôi nổi, năng động.
Tính thanh khoản là gì?
Tìm hiểu tính thanh khoản là gì?

Phân Loại Tài Sản Có Tính Thanh Khoản

Căn cứ vào mức độ thanh khoản từ cao tới thấp của các loại tài sản, tiền tệ được đánh giá từ cao xuống thấp như sau:

  • Tiền mặt.
  • Đầu tư ngắn hạn.
  • Khoản phải thu.
  • Ứng trước ngắn hạn.
  • Hàng tồn kho.

Trong danh sách này, tiền mặt được xem như tài sản có tính thanh khoản cao nhất bởi nó là công cụ dùng trực tiếp khi lưu thông, thanh toán, dễ dàng khi cần tích trữ tài sản, hàng hóa. Cũng chính vì thế, tiền mặt trở thành thước đo cho tính thanh khoản của các loại tài sản.

Thanh Khoản Ngân Hàng

Thanh khoản ngân hàng chính là khả năng giải ngân các khoản tín dụng hay khả năng rút tiền gửi theo cam kết với ngân hàng. Căn cứ vào đặc tính, nhu cầu, thời gian thanh khoản  của ngân hàng trong thời gian ngắn hạn/dài hạn.

Đặc Điểm Của Thanh Khoản Ngân Hàng

Tính thanh khoản ngân hàng có một số đặc điểm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dịch vụ như:

Cung cầu tiền mặt không cân bằng khiến cho ngân hàng khó kiểm soát được nhu cầu vay vốn, rút/gửi của khách hàng. Do đó thường trong tình trạng thâm hụt hay thặng dư. Khi nguồn vốn được giữ lại nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng càng lớn thì lợi nhuận ngân hàng nhận được sẽ càng thấp và ngược lại.

Tiêu Chí Đánh Giá Khả Năng Thanh Khoản Của Ngân Hàng

Muốn đánh giá khả năng thanh khoản cần căn cứ vào chỉ tiêu định tính, định lượng như sau:

  • Chỉ tiêu định lượng có thể tính toán tỷ lệ với: tài sản có tính thanh khoản cao bình quân với tổng tài sản bình quân, nguồn vốn ngắn hạn dùng khi cho vay dài hạn, trung hạn; Dư nợ cho vay với tổng tiền gửi; tiền gửi của khách hàng có số dư lớn hơn tổng tiền gửi.
  • Một số chỉ tiêu định tính gồm mức độ tuân thủ pháp luật về: tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn, tỷ lệ khả năng chi trả,.. thường được dùng cho vay trung hạn, dài hạn, tỷ lệ dư nợ cho vay với tổng tiền gửi. Trực tiếp rà soát, ban hành, sửa đổi, bổ sung, báo cáo quy định nội bộ về quản lý thanh khoản, tuân thủ các quy định pháp  luật khác về quản lý rủi ro thanh khoản.
thanh khoản ngân hàng
Một số đặc điểm của thanh khoản ngân hàng.

Nguồn Cung Thanh Khoản

Nguồn cung thanh khoản cho ngân hàng từ:

  • Khoản tiền gửi nhận được.
  • Phí thu được từ các dịch vụ ngân hàng.
  • Khoản thu về từ tín dụng.
  • Bán các tài sản sử dụng hoặc kinh doanh.
  • Vay từ thị trường tiền tệ.

Nhu Cầu Tạo Ra Thanh Khoản

Một số hoạt động tạo ra nhu cầu thanh khoản ngân hàng gồm có:

  • Khách hàng rút tiền từ khoản tiền gửi.
  • Các khách hàng đề nghị vay vốn.
  • Thanh toán những khoản phải trả khác.
  • Chi phí tạo ra sản phẩm, dịch vụ ngân hàng,
  • Thanh toán cổ tức cho các cổ đông.

Rủi Ro Thanh Khoản Ngân Hàng

Nguyên nhân gây rủi ro cho thanh khoản ngân hàng khi ngân hàng chậm hoặc không đáp ứng nhu cầu thanh khoản của khách hàng. Ngân hàng có thể bị thiếu hụt ngân quỹ hay tài sản ngắn hạn. Do đó ngân hàng không có đủ tiền mặt dự trữ và cũng không huy động vốn kịp.

Điểm c Khoản 2 Điều 8 Thông tư 08/2017/TT-NHNN nêu rõ rủi ro thanh khoản là rủi ro do:

  • Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn.
  • Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhưng khi đến hạn lại phải trả chi phí cao để thực hiện nghĩa vụ.

Thiệt Hại Từ Rủi Ro Thanh Khoản

Thiệt hại từ rủi ro thanh khoản có thể ảnh hưởng tới cả khách hàng và ngân hàng. Cụ thể là:

  • Với bên ngân hàng: buộc phải tăng lãi suất nhằm huy động vốn. Nhưng mặt bằng lãi suất cho vay không  thay đổi khiến doanh thu từ hoạt động của ngân hàng giảm đi hoặc cần tăng lãi suất cho vay.
  • Với khách hàng: bạn có thể phải vay tiền với lãi suất cao hơn.
  • Với nền kinh tế: Điều này ảnh hưởng một cách gián tiếp tới chất lượng của hoạt động đầu tư và ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp vay tiền.

Giải Pháp Quản Lý Rủi Ro Thanh Khoản

Giải pháp được đưa ra để quản lý rủi ro thanh khoản đó là:

  • Dùng nghiệp vụ thị trường mở nhằm đa dạng hóa, thu hút nguồn vốn.
  • Dùng các công cụ tái cấp vốn.
  • Quản lý, thực hiện nghiêm túc quy định hoạt động tín dụng của nhà nước.
  • Cơ cấu nguồn vốn huy động, vốn vay hợp lý giữa ngắn hạn, trung hạn.
  • Duy trì tỉ lệ dự trữ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng ở tỉ lệ hợp lý.
  • Quản lý tốt những rủi ro thanh khoản.

Thanh Khoản Chứng Khoán

Tính thanh khoản của chứng khoán thể hiện ở khả năng mua bán dễ dàng, giá cả ổn định ngắn hạn. Qua thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có thể chuyển đổi từ chứng khoán sang tiền mặt hoặc ngược lại. Điều đó thể hiện sự an toàn, linh hoạt của vốn.

Rủi Ro Trong Thanh Khoản Chứng Khoán

Thanh khoản chứng khoán được tính bằng thời gian, chi phí chuyển đổi thành tiền mặt. Do vậy, rủi ro trong thanh khoản chứng khoán là khi mất rất nhiều thời gian cũng như chi phí để thu hồi vốn từ nhà đầu tư. Điều này cũng có nghĩa rằng khó tìm được người mua ở mức giá mong muốn hoặc phải chấp nhận giá thấp hơn nếu muốn đổi sang tiền mặt. Trường hợp này nhà đầu tư cần chịu lỗ nhất định.

thanh khoản chứng khoán
Các thông tin cần biết về thanh khoản chứng khoán.

Yếu Tố ảnh Hưởng Đến Tính Thanh Khoản Chứng Khoán

Một số yếu tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của chứng khoán đó là:

  • Chỉ số tài chính phản ánh tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Có nhiều chỉ số tài chính phản ánh kết quả dùng vốn của doanh nghiệp như: lợi nhuận, tỷ lệ P/E,….
  • Chính sách của nhà nước tác động tới doanh nghiệp. Căn cứ vào chính sách phát triển chung của đất nước, Chính phủ có thể ban hành các quy định hành chính áp dụng với ngành-nghề kinh doanh.
  • Tâm lý của các nhà đầu tư: trên thị trường có những nhà đầu tư ngắn hạn, dài hạn. Hoạt động của các nhà đầu tư ngắn hạn phụ thuộc vào biến động chung của thị trường. Qua đó tác động tời tính thanh khoản.

Khuyến Cáo Nhằm Hạn Chế Rủi Ro

Những sản phẩm đầu tư tài chính như chứng khoán thường phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nội tại của doanh nghiệp cũng như thị trường chung. Vì thế nhằm tránh rủi ro thanh khoản chứng khoán cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Xem xét khả năng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
  • Đánh giá xu hướng biến động của thị trường nói chung và ngành nói riêng.
  • Thực hiện phân bổ nguồn lực hợp lý.

Kết Luận

Trên đây chúng tôi vừa giới thiệu đến các bạn những thông tin chi tiết về thanh khoản là gì cũng như các vấn đề liên quan tới tính thanh khoản. Mong rằng các chia sẻ trên đây sẽ hữu ích và giúp bạn tránh được nhiều rủi ro liên quan.

Thông tin bài viết được biên tập bởi: vaytiennhanhnhat.vn