GNI được biết đến là một trong những chỉ số quan trọng dùng để đánh giá sự tăng trưởng nền kinh tế của một đất nước nào đó. Vậy bạn có biết GNI là gì không? Cách tính tổng thu nhập quốc dân như thế nào?
GNI là gì?
GNI (Gross national income) là tổng thu nhập quốc dân. Đây là chỉ số kinh tế để xác định tổng thu nhập của một đất nước trong một thời gian (thường là một năm).
Nói theo cách khác thì GNI là tổng số tiền của người dân và những doanh nghiệp trong một đất nước kiếm được trong một năm. Chính vì vậy, GNI thường được sử dụng để đo lường sự giàu có của một đất nước.
GNI bao gồm tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia và những nguồn thu nhập gửi từ nước ngoài.
Cách tính GNI
Hiện tại có 2 phương pháp tính GNI (theo trang thông tin của Tổng cục Thống kê):
Tính theo giá hiện hành
Với cách tính này sẽ áp dụng theo công thức:
GNI = GDP + Chênh lệch giữa thu nhập của người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về với thu nhập của người nước ngoài ở Việt Nam gửi ra + Chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được từ nước ngoài với thu nhập sở hữu trả cho nước ngoài.
Tính theo giá so sánh
Theo giá so sánh, GNI sẽ được tính bằng công thức sau:
GNI = GNI theo giá hiện hành năm báo cáo : Chỉ số giảm phát GDP của năm báo cáo so với năm gốc so sánh
Mối quan hệ của GDP và GNI
GDP là tổng sản phẩm nội địa hoặc tổng sản phẩm quốc nội. Đây là một chỉ số đo lường tổng giá trị thị trường của mọi hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong lãnh thổ của một đất nước trong một thời gian nhất định (thường là 1 quý hoặc 1 năm).
GNI và GDP có mối quan hệ mật thiết với nhau. Theo công thức tính GNI nêu trên thì GNI = GNI = GDP + Chênh lệch giữa thu nhập của người lao động Việt ở nước ngoài gửi về và thu nhập của người nước ngoài ở Việt Nam gửi ra + Chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được từ nước ngoài với thu nhập sở hữu trả cho nước ngoài.
Hay nói theo cách khác thì thì GNI là tổng số tiền mà người dân trong một nước được hưởng sau khi cộng (trừ) khoản tiền mà người nước ngoài đem về đất nước của họ.
Thông thường thì GDP và GNI sẽ không bị chênh lệch quá nhiều bởi số tiền người nước ngoài đem về quốc gia của họ sẽ tương đương với số tiền mà người dân làm việc ở nước ngoài gửi về.
Trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa 2 chỉ số này thì GNI sẽ được dùng để đánh giá nền kinh tế giàu có và vững mạnh của một đất nước nào đó.
GNI của Việt Nam đã thay đổi như thế nào qua từng năm
Theo thông tin trên website data.worldbank.org thì GNI bình quân đầu người ở Việt Nam trong 10 năm qua như sau:
- Năm 2010: 1.250 USD
- Năm 2011: 1.370 USD
- Năm 2012: 1.540 USD
- Năm 2013: 1.720 USD
- Năm 2014: 1.880 USD
- Năm 2015: 1.970 USD
- Năm 2016: 2.080 USD
- Năm 2017: 2.130 USD
- Năm 2018: 2.380 USD
- Năm 2019: 2.590 USD
Qua số liệu thống kê trên cho thấy, GNI của nước ta tăng đều qua các năm.
Bảng xếp hạng chỉ số GNI của những quốc gia năm 2019 – 202
Ở mỗi đất nước thì những yếu tố như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái, gia tăng dân số đều ảnh hưởng tới chỉ số GNI. Dưới đây là bảng xếp hạng của một số quốc gia theo GNI trong năm 2019 – 2020 để các bạn tham khảo:
Quốc gia : GNI (tính từ ngày 1/7/2020) : GNI (tính từ ngày 1/7/2019) (Đơn vị: USD)
- Nauru : 14.230 : 11.240
- Mauritius : 12.740 : 12.050
- Romania : 12.630 : 11.290
- Indonesia : 4.050 : 3.840
- Sri Lanka : 4.020 : 4.060
- Algeria : 3.970 : 4.060
- Benin : 1.250 : 870
- Nepal : 1.090 : 960
- Tanzania : 1.080 : 1.020
- Sudan : 590 : 1.560
Kết luận
Những thông tin mà bài viết chia sẻ đã giúp các bạn hiểu được GNI là gì? Như vậy có thể nói, chỉ cần dựa vào GNI là chúng ta có thể biết được tổng thu nhập của một đất nước trong năm qua như thế nào. Hy vọng những điều trên thật sự hữu ích đối với các bạn.
Thông tin được biên tập bởi: dichvubank.com