Nếu từng vay vốn tại ngân hàng chắc hẳn cụm từ đáo hạn ngân hàng sẽ không quá xa lạ với bạn. Vậy bạn có biết đáo hạn là gì? Khi nào cần đáo hạn ngân hàng và các hình thức đáo hạn cụ thể? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn toàn diện về vấn đề này.
Đáo Hạn Là Gì?
Đáo hạn là thuật ngữ chỉ ngày đến hạn hay sắp hết hạn theo hợp đồng, thanh toán hợp đồng hoặc trả nợ khi vay vốn ngân hàng. Ngày đáo hạn là ngày cuối cùng phải hoàn trả số tiền đã vay và được quy định trong hợp đồng bạn đã ký với ngân hàng.
Đáo hạn ngân hàng chính xác là dịch vụ gia hạn/tất toán thêm thời gian vay hay gửi của khách hàng với ngân hàng.
Nếu bạn vay hay gửi tiền tại ngân hàng, đến ngày trả hoặc rút khoản tiền đã vay hoặc đã gửi nhưng bạn chưa có tiền trả hoặc chưa muốn rút tiền bạn sẽ cần đến hình thức đáo hạn. Bằng hình thức này bạn có thể gia tăng thời gian vay vốn của mình với bên ngân hàng và thuận tiện hơn trong việc kinh doanh, làm ăn.
Với người gửi tiền khi muốn rút bạn phải ra ngân hàng để đáo hạn theo hợp đồng. Nếu bạn không ra đáo hạn đúng thời gian, ngân hàng sẽ tự hiểu bạn muốn gửi tiếp số tiền đó và tự động gia hạn hợp đồng cho bạn.
Những Hình Thức Đáo Hạn Ngân Hàng
Hiện nay có 2 hình thức đáo hạn ngân hàng phổ biến đó là:
Đáo Hạn Khoản Vay
Đây là việc tiếp tục khoản vay mới khi hết thời hạn khoản vay cũ nhưng bạn chưa trả hết nợ của khoản vay này. Với cách này bạn có thêm một khoản vay mới để trả nợ cho khoản vay cũ. Một số ngân hàng gọi đây là hình thức đáo hạn nợ.
Đáo Hạn Gửi Tiết Kiệm
Bạn gửi tiết kiệm và đã thỏa thuận với ngân hàng, đến thời hạn đáo hạn sổ tiết kiệm ngân hàng sẽ trả cả gốc và lãi cho bạn. Đáo hạn chính là vào ngày cuối cùng của sổ tiết kiệm ở ngân hàng. Tới thời điểm đáo hạn sổ tiết kiệm nếu bạn chưa đến nhận tiền thì ngân hàng sẽ tái tục sổ với kỳ hạn cũ, lãi suất được tính ở thời điểm tái tục.
Khi Nào Cần Đáo Hạn Ngân Hàng?
Ngày kết thúc hợp đồng chính là thời điểm cần đáo hạn ngân hàng. Bình thường thời gian đáo hạn được quy định trong hợp đồng vay vốn hoặc gửi tiết kiệm với ngân hàng. Những khoản vay ngắn hạn hoặc kỳ gửi tiết kiệm thường có các mốc thời gian 6, 9 hoặc 12 tháng.
Thời điểm đáo hạn khoản vay bạn sẽ phải trả số tiền gốc bạn đã vay của ngân hàng. Nên trả trước ngày hẹn để không bị tính là quá hạn thanh toán và không bị phát sinh nợ xấu.
Thời điểm đáo hạn tiền gửi tiết kiệm: Đến ngày cuối của kỳ bạn phải đáo hạn, nếu quá ngày này ngân hàng sẽ tự gia hạn khoản tiền gửi và áp dụng lãi suất tiết kiệm ở thời điểm gia hạn.
Các Phương Thức Đáo Hạn
Hiện nay có nhiều hình thức đáo hạn nhưng phổ biến hơn cả là 3 hình thức sau:
Đáo Hạn Tại Chỗ
Vay đáo hạn tại chỗ là vay đáo hạn tại ngân hàng mà bạn đang có hợp đồng vay. Bạn dùng hợp đồng vay khác để đáo hạn khoản vay hiện tại. Thông thường cách này được áp dụng phổ biến khi đáo hạn các khoản vay như vay thế chấp. Khi đó ngân hàng sẽ yêu cầu bạn bổ sung thêm tài sản để đảm bảo khoản vay mới.
Đáo Hạn Chuyển Vùng
Nếu có ngân hàng khác ưu đãi hơn về lãi suất và các điều khoản khác bạn có thể chuyển sang vay ngân hàng đó sau đó dùng số tiền giải ngân để đáo hạn hợp đồng vay tại ngân hàng cũ. Đó gọi là đáo hạn chuyển vùng.
Vay Đáo Hạn Bên Ngoài Để Trả Nợ Ngân Hàng
Hình thức này hiện đang khá phổ biến và tự phát tại một số doanh nghiệp hoặc do cá nhân. Khi đó bạn có một khoản vay sắp đến hạn và một cá nhân hay tổ chức nào đó sẽ cho bạn vay tiền để trả cho ngân hàng.
Thế nhưng bạn sẽ phải vay với lãi suất rất cao so với lãi ngân hàng. Sau khi trả nợ cho ngân hàng bạn lại phải vay một khoản khác và lấy số tiền này để trả cho khoản vay bên ngoài.
Điều Kiện Đáo Hạn Là Gì?
Để đáo hạn bạn phải đáp ứng được các điều kiện mà ngân hàng đưa ra, cụ thể với đáo hạn khoản vay bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Là công dân trong độ tuổi từ 22 đến 65 tuổi.
- Lịch sử tín dụng của bạn không có nợ xấu tại ngân hàng nào.
- Bạn phải có tài sản thế chấp để ngân hàng đánh giá giá trị tài sản đồng thời đưa ra quyết định hỗ trợ vốn đáo hạn bạn vay.
- Khách hàng cần có sổ hộ khẩu hoặc KT3 ở các khu vực có chi nhánh ngân hàng.
- Có thu nhập ổn định, đây cũng là yếu tố để ngân hàng đánh giá xem bạn có đủ điều kiện vay không.
Thủ Tục, Hồ Sơ Đáo Hạn
Khi cần đáo hạn sổ tiết kiệm bạn chỉ cần mang sổ tới ngân hàng và làm theo hướng dẫn của ngân viên ngân hàng. Thậm chí ngân hàng tự động tái tục sổ tiết kiệm cho bạn khi hết hạn gửi mà bạn không đến ngân hàng rút sổ.
Thế nhưng với thủ tục đáo hạn khoản vay mỗi ngân hàng sẽ yêu cầu các giấy tờ khác nhau nhưng thường bao gồm:
- Hợp đồng khoản vay trước đây.
- Hồ sơ nhân thân gồm có: hộ chiếu, CMND, sổ hộ khẩu/KT3, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
- Hồ sơ chứng minh tài chính: bản sao kê lương 3 tháng gần nhất, hợp đồng lao động. Nếu là khoản vay doanh nghiệp bạn cần chuẩn bị cả giấy phép thành lập, giấy đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính, sổ ghi doanh thu của doanh nghiệp.
- Hồ sơ tài sản đảm bảo gồm các giấy tờ như: giấy đăng ký xe, sổ đỏ, sổ tiết kiệm,…
Quy Trình Đáo Hạn Cụ Thể Ra Sao?
Đáo hạn gửi tiết kiệm nhanh hơn đáo hạn vay, đáo hạn tiết kiệm bạn chỉ mất khoảng 15 phút giao dịch là xong nhưng đáo hạn vay thường có 2 hình thức đó là:
Đáo Hạn Khoản Vay
Bạn phải viết giấy vay tiền theo yêu cầu rồi nộp tiền tất toán khoản vay. Bạn phải hoàn trả số tiền đã vay ngay sau khi ngân hàng giải ngân khoản vay mới. Thời gian đáo hạn khoản vay rất nhanh chỉ từ 1-3 ngày tùy ngân hàng.
Giải Chấp Tài Sản
Đáo hạn theo hình thức này gồm các bước cụ thể như:
- Bước 1: đến ngân hàng để lấy hồ sơ tài sản đảm bảo.
- Bước 2: Mang tài sản thế chấp đi xóa đăng ký thế chấp tại trung tâm giao dịch trước đây.
- Bước 3: Gửi thông báo xóa thế chấp ở văn phòng công chứng.
Sau khi giải chấp thì tài sản của bạn mới có thể ký thế chấp vay mới ở ngân hàng khác. Thời gian thực hiện giải chấp tài sản thường mất từ 1 đến 5 ngày tùy mỗi ngân hàng.
Đáo Hạn Ngân Hàng Có Mất Phí Không?
Phí đáo hạn ngân hàng còn tùy vào hình thức đáo hạn của bạn, cụ thể như sau:
- Nếu đáo hạn gửi tiết kiệm bạn sẽ không cần trả bất kỳ khoản phí nào.
- Tuy nhiên đáo hạn khoản vay sẽ mất phí theo quy định của ngân hàng, thườn dao động từ 0,3-0,7%/ngày.
Lưu Ý Khi Đáo Hạn Ngân Hàng
Để tránh sai lầm khi đáo hạn ngân hàng bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
- Chọn hình thức đáo hạn phù hợp với điều kiện, tài chính của bản thân với hình thức vay đáo hạn.
- Tìm hiểu các giấy tờ, hồ sơ cũng như quy trình đáo hạn.
- Tìm hiểu lãi suất đáo hạn ở các ngân hàng.
- Để ý thời gian hết hạn hợp đồng để đáo hạn kịp thời, tránh nợ xấu.
Kết Luận
Bài viết trên đây chúng tôi đã giới thiệu những thông tin chi tiết về một số hình thức đáo hạn ngân hàng. Hy vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ đáo hạn là gì cũng như những lưu ý quan trọng khi đáo hạn ngân hàng để tránh bị ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng của mình trên hệ thống.